Chúng tôi là ai?
Oxfam tại Việt Nam, Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS), Trung tâm Công nghệ Thông tin – Truyền thông Vietnet (Vietnet-ICT) dưới sự tài trợ của Liên Minh Châu Âu đã hợp tác để khởi động chiến dịch này. Chúng tôi đại diện cho những tổ chức phi chính phủ, tổ chức xã hội có chung niềm quan tâm tới những hoạt động thúc đẩy quyền riêng tư.
Thông điệp của chiến dịch
Không chia sẻ trên mạng xã hội danh tính và nhân thân, tình trạng sức khỏe của người khác vì những thông tin này thuộc về quyền riêng tư và được pháp luật bảo vệ. Việc chia sẻ thông tin khi chưa được sự cho phép của người sở hữu là xâm phạm quyền riêng tư – và có thể đang vi phạm pháp luật.
Quyền riêng tư là gì?
Quyền riêng tư là một trong những quyền cơ bản của mỗi công dân được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau.
Điều 12 Tuyên bố Quốc tế về Nhân quyền (UDHR) của Liên Hợp quốc năm 1948. “Không ai có thể bị xâm phạm một cách độc đoán vào đời tư, gia đình, nhà ở, thư tín hay bị xúc phạm đến danh dự hay thanh danh. Ai cũng có quyền được luật pháp bảo vệ chống lại những xâm phạm ấy.”Điều 17 Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) quy định:
“(1) Không ai bị can thiệp một cách độc đoán và bất hợp pháp đến đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín; hoặc bị xúc phạm một cách bất hợp pháp đến danh dự và uy tín.
(2) Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại mọi sự can thiệp và xúc phạm như vậy.”
Điều 21 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình; Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.”
Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.”
Khoản 2 Điều 46 Luật Giao dịch điện tử năm 2005: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân không được sử dụng, cung cấp hoặc tiết lộ thông tin về bí mật đời tư hoặc thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác mà mình tiếp cận hoặc kiểm soát được trong giao dịch điện tử nếu không được sự đồng ý của họ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”
Điều 16 Luật An toàn thông tin mạng năm 2015 quy định: “Cá nhân tự bảo vệ thông tin cá nhân của mình và tuân thủ quy định của pháp luật về cung cấp thông tin cá nhân khi sử dụng dịch vụ trên mạng.”
Điều 8 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 có viết:
“1. Được giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án.
2. Thông tin quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được phép công bố khi người bệnh đồng ý hoặc để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, chăm sóc, điều trị người bệnh giữa những người hành nghề trong nhóm trực tiếp điều trị cho người bệnh hoặc trong trường hợp khác được pháp luật quy định.”
THUỘC CHƯƠNG TRÌNH:
Dự án này là một trong các dự án thuộc khuôn khổ chương trình: