
1. Giới thiệu chung
Dự án Kỹ năng số cho thế kỷ 21 (The Digital Readiness Academy) được triển khai bởi Trung tâm Công nghệ Thông tin – Truyền thông Vietnet phối hợp với Hội đồng Anh, dưới sự tài trợ của của Ngân hàng HSBC. Dự án được tổ chức với mục tiêu trang bị cho giáo viên và học sinh trung học cơ sở những kiến thức về kỹ năng số, hiểu biết về tài chính và các kỹ năng cơ bản để giúp các em học sinh định hướng tương lai cho bản thân và khả thích nghi trong một thế giới hậu Covid-19 với công nghệ là trọng tâm. Trong năm thí điểm, dự án được triển khai tại Hồng Kông, In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xia-a và Việt Nam với tổng ngân sách là 2.800.000 Đôla HongKong.
2. Mục đích dự án
- Trang bị cho giáo viên kỹ năng số để hỗ trợ việc dạy học trên lớp cũng như trực tuyến
- Cung cấp cho học sinh các kỹ năng số và ứng dụng để biết cách lập kế hoạch dự án, hiểu biết về tài chính và biết cách định hướng phát triển tương lai
- Hỗ trợ học sinh phát triển khả năng học tập trực tuyến
- Phát triển nguồn tài nguyên dạy và học cho các giáo viên và học sinh thông qua bộ kit học lập trình micro:bit để thích nghi hơn trong môi trường giảng dạy và học tập của thế kỷ 21
3. Địa bàn triển khai dự án
- 5 trường THCS thuộc tỉnh Phú Thọ
- 5 trường THCS thuộc tỉnh Bắc Ninh
4. Đối tượng tham gia dự án
- 25 giáo viên THCS thuộc tỉnh Phú Thọ
- 500 học sinh THCS từ 5 trường thuộc tỉnh Phú Thọ
- 25 giáo viên THCS thuộc tỉnh Bắc Ninh
- 500 học sinh THCS từ 5 trường thuộc tỉnh Bắc Ninh
5. Thời gian triển khai dự án
- Tháng 2/2021 – tháng 6/2021
6. Các hoạt động dự án bao gồm
- Tập huấn đội ngũ giảng viên nguồn
- Thành phần: Năm (05) giảng viên có kinh nghiệm tập huấn kỹ năng số cho giáo viên phổ thông và được cấp chứng nhận hoàn thành khóa tập huấn của tổ chức giáo dục quốc tế Micro:bit Foundation, bao gồm: cán bộ Cục Công nghệ thông tin (Bộ Giáo dục và Đào tạo), cán bộ nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Khoa học giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo), và Trung tâm Công nghệ Thông tin – Truyền thông VietNet.
- Giảng viên đào tạo: chuyên gia của Vương quốc Anh của các tổ chức giáo dục quốc tể Micro:bit, Raspberry Pi và Hội đồng Anh
- Hình thức tập huấn: Trực tuyến
- Tập huấn giáo viên THCS
- Thành phần: Năm (05) giáo viên từ các trường tham gia dự án
- Thời lượng tập huấn: Các giáo viên sẽ được đào tạo trực tiếp trong hai (02) ngày, tập trung vào việc tích hợp các hoạt động kỹ năng số có sử dụng bộ kit học lập trình micro:bit trong chương trình giảng dạy để hỗ trợ phát triển ba nền tảng chính của sự phát triển của học sinh:
- Kỹ năng nòng cốt/ kỹ năng mềm, đặc biệt là về sáng tạo, giao tiếp và hợp tác và tư duy phản biện
- Hiểu biết về quản lý tài chính và lập kế hoạch dự án
- Liên kết với doanh nghiệp thông qua tiếp xúc với môi trường doanh nghiệp/ mạng lưới và các giải pháp thực tập trong doanh nghiệp
- Nội dung tập huấn: Bộ tài liệu hướng dẫn sử dụng bộ kit học lập trình micro:bit liên quan đến kiến thức tài chính, kiến thức kỹ năng số và bộ kỹ năng cốt lõi do Hội đồng Anh và các đối tác xây dựng và chuẩn hóa, dựa trên các tiêu chí của Thang đo năng lực học sinh PISA 2021
- Giảng viên khoá tập huấn: Đội ngũ giảng viên nguồn được tập huấn bởi chuyên gia Vương quốc Anh
- Hình thức tập huấn: Trực tiếp tại địa phương
- Tập huấn lan toả cho học sinh
- Thành phần: 100 học sinh từ các trường tham gia dự án. Ưu tiên các em có đam mê công nghệ và yêu thích khám phá khoa học công nghệ
- Giảng viên khóa tập huấn: Các giáo viên đã được tham dự tập huấn giáo viên
- Nội dung và thời lượng khóa tập huấn: mỗi giáo viên sẽ tích hợp các nguồn tài nguyên dạy và học vào kế hoạch giảng dạy của mình và truyền tải cho học sinh trong các tiết học tập huấn lan tỏa cho học sinh. Nội dung tập huấn có thể chia nhỏ theo tiết (module) nhưng vẫn đảm bảo tập huấn toàn bộ nội dung yêu cầu.
- Thành lập Câu lạc bộ Lập trình tại mỗi trường
- Câu lạc bộ Lập trình sẽ được thành lập tại mỗi trường tham gia dự án. Câu lạc bộ sẽ do các giáo viên đã được dự án tập huấn quản lý với tư cách là người điều phối và do 100 học sinh đã được giáo viên tập huấn vận hành với vai trò là người hướng dẫn cho các bạn học sinh khác trong câu lạc bộ. Những học sinh với vai trò là người hướng dẫn sẽ được trao danh hiệu “Đại sứ Dự án Kỹ năng số thế kỷ 21” do Hội đồng Anh cấp.
- Các hoạt động của Câu lạc bộ Lập trình sẽ được phát triển và có sẵn trực tuyến dưới dạng tài nguyên mở. Mỗi Câu lạc bộ Lập trình sẽ tổ chức các buổi học và thực hành các bài lập trình đơn giản sử dụng bộ kit học lập trình micro:bit với mục đích phát triển kỹ năng mềm và tập trung vào các chủ đề khác nhau.
- Cuộc thi Hackathon
- Thành phần tham dự: 53 em học sinh đến từ 15 đội thi của các trường tham gia dự án.
- Cuộc thi Hackathon của Dự án Kỹ năng số cho Thế kỷ 21 (tên Tiếng Anh: The Digital Readiness Academy) được tổ chức với mục tiêu mang đến cho các em học sinh Trung học cơ sở của hai tỉnh dự án Phú Thọ và Bắc Ninh một sân chơi công nghệ sáng tạo, bổ ích. Đây cũng là cơ hội để các đội thi xuất sắc đến từ 9 trường dự án trình bày sản phẩm độc đáo, ý nghĩa mà các em nghiên cứu và triển khai cùng thầy cô trong suốt quá trình hoạt động dự án. Các đội thi sẽ sáng tạo và phát minh ra các ý tưởng giải quyết 2 Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc đó là Sức Khỏe & có cuộc sống tốt và Hành động vì khí hậu.
- Đây cũng là hoạt động tổng kết để khép lại Dự án Kỹ năng số cho Thế kỷ 21 tại Việt Nam sau một chặng đường dài và đầy thách thức. Các câu lạc bộ Lập trình vẫn đang được duy trì hoạt động đều đặn với sự tham gia của các em học sinh tại các trường dưới các hình thức tổ chức và sinh hoạt khác nhau. Vì thế, chúng tôi, những người thực hiện dự án hy vọng đây không chỉ là cuộc thi giúp các em học sinh tìm hiểu và học hỏi thêm kiến thức, kỹ năng mới – lập trình, mà hy vọng việc giảng dạy lập trình sẽ phát triển hơn trong tương lai, mang đến những cách tiếp cận và cả những cơ hội mới cho trẻ em Việt Nam nói chung.
7. Một vài con số nổi bật của dự án
- Tập huấn đội ngũ giảng viên nguồn gồm 5 giảng viên có kinh nghiệm tập huấn kỹ năng số cho giáo viên phổ thông và được cấp chứng nhận hoàn thành khóa tập huấn của tổ chức giáo dục quốc tế Micro:bit Foundation.
- Trao tặng 350 bộ kit lập trình Micro:bit cho 10 trường tham gia dự án
- Tập huấn cho 55 giáo viên THCS đến từ 2 tỉnh Bắc Ninh và Phú Thọ
- Tổng số 1247 học sinh tham gia tập huấn lan tỏa
- 10 CLB Lập trình (Code Club) mang thương hiệu Hội đồng Anh được thành lập tại mỗi trường tham gia dự án và đang được duy trì hoạt động đều đặn với sự tham gia của 383 em học sinh tại các trường
- 15 đội và 53 học sinh tham gia cuộc thi Hackathon